- Học giả chuyên nghiên cứu về Chopin, Jeremy Nicholas đã đánh giá bản prélude này là "khó kinh khủng, dù ngắn". Thực sự là thế; nhiều người cho rằng đây là một trong những bản prélude khó nhất trong 24 bản prélude của Chopin (ganh đua với danh hiệu này của nó là những người anh em prélude Op.28 No.8, No.19 và No.24). Sau khi mở đầu bằng 6 hợp âm đậm nét, bản nhạc nhanh chóng trở nên rực rỡ và có nhiều khó khăn kĩ thuật. Chạy tay phải là một sự khó khăn không thể ngờ; nó chạy lên xuống bàn phím với đủ mọi kiểu được bổ sung và khoảng thời gian. Những cách chạy ngón đơn giản của Mozart là đã qua rồi; ở đây, cách chạy ngón của Chopin khó khăn hơn, phức tạp hơn và biểu cảm hơn về mặt âm nhạc một cách vô cùng tận. Vươn cao lên và xuống bàn phím, chất thơ và những giai điệu được thể hiện trong bản nhạc - có thể được xem là một mớ hỗn độn ban đầu - thực sự là đáng kinh ngạc.
- Tuy nhiên, điểm khó khăn thực sự trong bản nhạc mà ít ai ngờ đến là bàn tay trái vang dội, mạnh mẽ. Khi đối mặt với những khó khăn, sự cuồng nhiệt và phức tạp của tay phải, người ta có xu hướng không để ý đến tay trái. Và điều này, nực cười thay, lại hết sức xui xẻo. Có lẽ, người ta sẽ bảo rằng, nói tay trái khó vượt bậc là có phần tâng bốc tay trái. Không đâu. Có 2 điểm đặc trưng ở tay trái: mô-týp 3 nốt hoa mĩ cùng với bật ngón rất xa, đòi hỏi không kém về mặt kĩ thuật. Ban đầu, mô-týp được xây dựng bởi 2 nốt và một hợp âm; sau đó, nó chuyển thành 2 quãng 8 và một hợp âm, oái oăm thay, là tốc độ không đổi. Nếu bản nhạc chậm đi thì có lẽ mọi chuyện đã trở nên đơn giản hơn rất, rất nhiều!
- Khó khăn không chỉ có thế. Bản thân bản nhạc cũng đã mang bản chất của một vụ nổ hoành tráng. 6 hợp âm đầu tiên bùng nổ lên khỏi bàn phím một cách táo bạo, thách thức - một thử thách. Sau đó, bản nhạc ngưng một chút trước khi bước đến một 'vụ nổ' tiếp theo dưới một hình thức khác - có lẽ là mang màu sắc của impromptu (ứng tác). Nó được tạo ra bởi sự kết hợp giữa sự chạy ngón bập bùng của tay phải và 'tiếng sấm' ở tay trái. Tương tự như Liszt đối với thơ, bài thơ này ít mang chất thơ, mà lại là chất cuồng đắm và điêu luyện của một bài diễn thuyết. Mọi người đều nhận ra sự bùng nổ mãnh liệt của bậc thầy trong từng nốt nhạc đầy tra tấn. Cũng như mọi khi, thử thách về mặt âm nhạc của bản nhạc này là rất đáng chú ý. Theo một cách nào đó, đây là một thử nghiệm cuối cùng mang tính quyết định đối với một nghệ sĩ biểu diễn: một sự kết hợp tuyệt vời giữa kĩ thuật mạnh mẽ và âm sắc sôi nổi, cuồng nhiệt. Một nhạc sĩ ở mức trung bình, hay thậm chí là một tài năng âm nhạc nhưng thiếu hiểu biết về âm nhạc Chopin thì không thể mong chờ đạt được thành công.
- Những biệt danh dành cho bản prélude này đều phản ánh bản chất hỗn loạn của nó. Bülow đã gọi bản nhạc này là "Hades" (Diêm Vương), còn Cortot lại đặt cho nó cái tên "La course à l'abîme" (Rơi xuống vực thẳm). Những biệt danh ấy truyền đạt những ý tưởng tương đồng và cả hai đều nắm bắt được tinh thần tổng thể của bản nhạc - sự đam mê điên cuồng và hỗn mang.
Nào, mời các bạn cùng thưởng thức bản nhạc nhé!
http://mp3.zing.vn/bai-hat/No-16-In-B-Flat-Minor-Dang-Thai-Son/ZW60ZE90.html
( Nguồn: http://www.ourchopin.com/analysis/prelude0916.html )
- Tuy nhiên, điểm khó khăn thực sự trong bản nhạc mà ít ai ngờ đến là bàn tay trái vang dội, mạnh mẽ. Khi đối mặt với những khó khăn, sự cuồng nhiệt và phức tạp của tay phải, người ta có xu hướng không để ý đến tay trái. Và điều này, nực cười thay, lại hết sức xui xẻo. Có lẽ, người ta sẽ bảo rằng, nói tay trái khó vượt bậc là có phần tâng bốc tay trái. Không đâu. Có 2 điểm đặc trưng ở tay trái: mô-týp 3 nốt hoa mĩ cùng với bật ngón rất xa, đòi hỏi không kém về mặt kĩ thuật. Ban đầu, mô-týp được xây dựng bởi 2 nốt và một hợp âm; sau đó, nó chuyển thành 2 quãng 8 và một hợp âm, oái oăm thay, là tốc độ không đổi. Nếu bản nhạc chậm đi thì có lẽ mọi chuyện đã trở nên đơn giản hơn rất, rất nhiều!
- Khó khăn không chỉ có thế. Bản thân bản nhạc cũng đã mang bản chất của một vụ nổ hoành tráng. 6 hợp âm đầu tiên bùng nổ lên khỏi bàn phím một cách táo bạo, thách thức - một thử thách. Sau đó, bản nhạc ngưng một chút trước khi bước đến một 'vụ nổ' tiếp theo dưới một hình thức khác - có lẽ là mang màu sắc của impromptu (ứng tác). Nó được tạo ra bởi sự kết hợp giữa sự chạy ngón bập bùng của tay phải và 'tiếng sấm' ở tay trái. Tương tự như Liszt đối với thơ, bài thơ này ít mang chất thơ, mà lại là chất cuồng đắm và điêu luyện của một bài diễn thuyết. Mọi người đều nhận ra sự bùng nổ mãnh liệt của bậc thầy trong từng nốt nhạc đầy tra tấn. Cũng như mọi khi, thử thách về mặt âm nhạc của bản nhạc này là rất đáng chú ý. Theo một cách nào đó, đây là một thử nghiệm cuối cùng mang tính quyết định đối với một nghệ sĩ biểu diễn: một sự kết hợp tuyệt vời giữa kĩ thuật mạnh mẽ và âm sắc sôi nổi, cuồng nhiệt. Một nhạc sĩ ở mức trung bình, hay thậm chí là một tài năng âm nhạc nhưng thiếu hiểu biết về âm nhạc Chopin thì không thể mong chờ đạt được thành công.
- Những biệt danh dành cho bản prélude này đều phản ánh bản chất hỗn loạn của nó. Bülow đã gọi bản nhạc này là "Hades" (Diêm Vương), còn Cortot lại đặt cho nó cái tên "La course à l'abîme" (Rơi xuống vực thẳm). Những biệt danh ấy truyền đạt những ý tưởng tương đồng và cả hai đều nắm bắt được tinh thần tổng thể của bản nhạc - sự đam mê điên cuồng và hỗn mang.
Nào, mời các bạn cùng thưởng thức bản nhạc nhé!
http://mp3.zing.vn/bai-hat/No-16-In-B-Flat-Minor-Dang-Thai-Son/ZW60ZE90.html
( Nguồn: http://www.ourchopin.com/analysis/prelude0916.html )