Xin chào
DIỄN ĐÀN HỌC TẬP


  • Ghi nhớ 
Thời gian trên Ribbons
Đây là forum về cái gì đó mà forum này nó nói về có tên là cái gì đó hoặc cái gì đó đó nói chung cái đó là cái đó không nhất thiết phải biết cái đó có phải đó không nhưng nói chung đó là cái đó :v
Liên kết forum

Logged in as Anonymous. Lần truy cập trước của bạn:

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Anna_Hanwura
Anna_Hanwura
Supermoderator
Chức vụ : Supermoderator
Posts Posts : 94
Points Points : 244
Thanked Thanked : 73
Posts Posts : 94
Points Points : 244
Thanked Thanked : 73

Bài thứ 1Bài tập về phép tu từ Empty Bài tập về phép tu từ Tue Jul 08, 2014 4:21 pm

Vận dụng những hiểu biết của mình về biện pháp tu từ và năng lực cảm thụ để nâng cao hiểu biết về bài thơ "Tre Việt Nam" của nhà thơ Nguyễn Duy
Câu 1:
"Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa ... đã có bờ tre xanh"
a. Đoạn thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?
b. Ba câu thơ trên là một câu lục bát tại sao lại ngắt xuống ba dòng? Dấu chấm lửng có tác dụng gì?
c. Phân tích cái hay của đoạn thơ trên.
Câu 2.
a. Em có nhận xét gì về câu hỏi tu từ trong đoạn:
"Thân gầy guộc lá mong manh
Mà sao lên lũy lên thành tre ơi?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu?"
b. Đất sỏi, đất vôi là loại đất như thế nào?
c. Vì sao trong hoàn cảnh sống khó khăn như vậy mà tre vẫn xanh tươi, tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì để nói lên đức tính cần cù của tre?
Câu 3.
" Vươn mình trong gió tre đu
Cây kham khổ vẫn hát ru lá cành
Yêu nhiều nắng nỏ trời xanh
Tre xanh không đứng khuất mình bóng râm
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre không ở riêng
Lũy thành từ đó mà lên hỡi người."
Đoạn thơ trên sử dụng biện pháp tu từ gì? Em hãy phân tích ý nghĩa của đoạn thơ?
Câu 4.
Chẳng may thân gãy cành rơi
Vẫn nguyên cái gốc truyền đời cho măng
Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con
Măng non là búp măng non
Đã mang dáng thẳng thân tròn của tre
Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu?
a. Phát hiện biện pháp nghệ thuật nhân hóa, ẩn dụ trong đoạn thơ trên?
b. Cho biết dụng ý của tác giả?
c. Em cảm nhận gì về hình ảnh búp măng non?
Câu 5.
Em có nhận xét gì về nhịp thơ, dấu chấm lửng, biện pháp tu từ? Điệp từ 'xanh' có ý nghĩa gì? Đoạn kết này có sự gắn bó như thế nào với đoạn đầu?
Mai sau...
Mai sau...
Mai sau...

0
avatar
thuhanglamcot2002
Chức vụ : Trial Moderator
Posts Posts : 16
Points Points : 65
Thanked Thanked : 48
Posts Posts : 16
Points Points : 65
Thanked Thanked : 48

Bài thứ 2Bài tập về phép tu từ Empty Re: Bài tập về phép tu từ Sun Sep 07, 2014 6:16 pm

Câu 1. Cho đoạn thơ sau:

“e xanh
Xanh tự bao giờ Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh
Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên lũy nên thành tre ơi ?
Ở đâu tre cũng xanh tươi
Cho dù đất sỏi đất vôi bạc màu !”
(Trích bài thơ “Tre Việt Nam” - Nguyễn Duy)
Em hãy trình bày cảm nhận của mình về những dòng thơ trên.
Mượn đặc điểm của loài cây làm hình tượng ẩn dụ nhằm thể hiện phẩm chất, cốt cách của một tầng lớp người hay một dân tộc là biện pháp nghệ thuật của văn học phương Đông nói chung, văn học Việt Nam nói riêng.
- Bài thơ “Tre Việt Nam” được Nguyễn Duy sáng tác vào những năm 1971-1972, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đang ở giai đoạn quyết liệt nhất, phải tập trung sức người, sức của, ý chí và tinh thần, lực lượng của toàn dân tộc để chiến đấu, giành thắng lợi cuối cùng.
- Tác giả mở đầu bài thơ như một câu hỏi, gợi lại “chuyện ngày xưa” trong cổ tích để khẳng định cây tre đã gắn bó bao đời với con người Việt Nam:
“Tre xanh
Xanh tự bao giờ
Chuyện ngày xưa… đã có bờ tre xanh”
- Trong thế giới tự nhiên bao la có muôn vàn loài cây, nhưng có lẽ chỉ có cây tre là gần gũi, thân thuộc nhất đối với con người. Tre gắn bó, hữu ích và trở thành hình ảnh thiêng liêng trong tâm thức người Việt Nam tự bao đời, loài tre mộc mạc, bình dị mà có sức sống mãnh liệt: “Thân gầy guộc, lá mong manh
Mà sao nên luỹ nên thành tre ơi”
- Vượt lên những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt đất sỏi, đất vôi, đất nghèo, đất bạc màu… tre vẫn thích nghi để xanh tươi, sinh sôi trường tồn, và dựng nên thành luỹ vững bền không sức mạnh nào có thể tàn phá, huỷ diệt. Đây là nét đặc trưng tiêu biểu nhất về phẩm chất của con người Việt Nam:
“Ở đâu tre cũng xanh tươi
Dù cho đất sỏi đất vôi bạc màu”
- Ý khái quát: Chọn hình tượng cây tre làm đối tượng phản ánh, qua đó khái quát nên những phẩm chất tốt đẹp, quý báu của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam được chắt lọc, kết tinh trong suốt chiều dài lịch sử. Đối lập với sự nhỏ bé mong manh về thể chất, vật chất là vẻ đẹp tâm hồn, sức mạnh tinh thần. Không chỉ dừng lại ở đó, đoạn thơ đã thể hiện hình ảnh giản dị mộc mạc mà cụ thể sinh động của cây tre mang ý nghĩa biểu trưng cho tính cách Việt Nam, cho dân tộc Việt Nam…

0

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Skin Cadetblue Ribbons © FCAMUSEMENT 2014
Kích hoạt bởi Forumotion - Punbb Version
Thiết kế và lập trình bởi Méo Hắc Hắc - NCat
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ vấn đề nào liên quan đến bài viết
Không RIP skin hoặc BÁN skin dưới mọi hình thức