Xin chào
DIỄN ĐÀN HỌC TẬP


  • Ghi nhớ 
Thời gian trên Ribbons
Đây là forum về cái gì đó mà forum này nó nói về có tên là cái gì đó hoặc cái gì đó đó nói chung cái đó là cái đó không nhất thiết phải biết cái đó có phải đó không nhưng nói chung đó là cái đó :v
Liên kết forum

Logged in as Anonymous. Lần truy cập trước của bạn:

You are not connected. Please login or register

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Sternritter000
Sternritter000
Memvip
Chức vụ : Memvip
Posts Posts : 100
Points Points : 396
Thanked Thanked : 83
Posts Posts : 100
Points Points : 396
Thanked Thanked : 83

Bài thứ 1Chopin prélude Op.28 No.24 Empty Chopin prélude Op.28 No.24 Thu Aug 14, 2014 8:11 pm

- Thật thích hợp khi ta nói rằng, những bản prélude Op.28 được khép lại với một tiếng nổ hoành tráng. Ngay lập tức, bản prélude cuối cùng quyến rũ này được mở ra bằng một mô-týp ostinato (giai điệu lặp lại liên tục và trầm) 5 nốt ấn tượng. Cấu trúc của bản nhạc này gợi cho chúng ta cấu trúc của bản prélude Op.28 No.2, tuy nhiên lúc này nó lại khó hơn rất nhiều. Mô-týp ostinato 5 nốt ấy dài tới một quãng 12, vì thế không thể nào chơi bản nhạc này mà không nhảy tay trái (trừ những người có bàn tay lớn: chẳng hạn như Rachmaninoff có thể với tay dài đến một quãng 13, và có lẽ ông ấy là một trong những người hiếm hoi có thể thực hiện được điều đó.) Với mô-týp ngón tay đối với tay trái như thế, một khi đã quen với nó thì không khó, nhưng khó là khi học hỏi và làm quen với nó. Ngoài ra, nó còn khó ở chỗ phải kết hợp với tay phải - ban đầu thì rất dễ: chỉ đánh nốt, nhưng dần tiến đến những nốt láy, chạy gamme, quãng 8 và thậm chí là chạy chromatique (bán cung dị) quãng 3 nữa! Điều này thực sự rất khó khăn, vì tay trái cùng với tay phải tạo nên một polyrhythms (có lẽ là đa âm thể, nếu mình dịch không lầm! Như vậy mình sẽ giữ từ này lại khi dịch.). Thử tưởng tượng việc vừa chạy chromatique quãng 3 ở tay phải, vừa giãn và nhảy tay trái liên tục!
- Gạt sang một bên những khó khăn về mặt kĩ thuật, đây cũng có thể là một trong những bản étude mạnh mẽ và sôi nổi nhất. Tốc độ của bài là "Allegro appassionato" (nhanh và cuồng nhiệt), với những kí hiệu fz (forzando-nhấn mạnh) và fff (fortissisimo-cực mạnh) phong phú xuyên suốt trong bài. Ngay từ những nốt đầu tiên, bản nhạc đã rất ấn tượng và lôi cuốn, bùng cháy dữ dội những giai điệu tha thiết trong trái tim người nghe. Thực sự là rất thú vị khi quan sát và so sánh những mô-týp ostinato ở từng bản prélude khác nhau. Ví dụ như, trong bản prélude Op.28 No.2, ostinato ở tay trái thể hiện sự lạnh lẽo và u uất. Khó mà nói rằng đây là cảm xúc cuồng nhiệt được; có lẽ là nó thuộc về sự kiềm chế cảm xúc kéo dài chăng? Ở bản prélude Op.28 No.3, nó lại là một sự căng đầy sức sống, linh hoạt. Cuối cùng, ở bản prélude này, nó đã ngay lập tức thiết lập nên một sự say đắm cuồng nhiệt và đầy hỗn loạn.
- Sau khi tay phải vào cuộc, trạng thái này lại còn tăng lên nhiều nữa. Giai điệu ban đầu là đánh từng nốt, sau đó phát triển nhanh chóng theo tiến trình của bản nhạc. Nó trở nên công phu hơn nhiều, chuyển tông liên tục, những polyrhythms phức tạp và chạy gam cực kì nhanh. Như vậy, không thể tránh việc bản prélude đạt tới một mức độ hỗn loạn nhất định; tất nhiên bản nhạc có trật tự của nó, nhưng sự rối rắm phức tạp của giai điệu, giai điệu đi kèm và tốc độ di chuyển nhanh chóng đã truyền đi một hình ảnh thuần khiết xúc cảm mạnh mẽ và sự đảo lộn đến mức hoang dã điên cuồng. Có thể trong bản prélude cuối này, Chopin đã không ngần ngại đưa hết những gì sâu thẳm nhất trong tâm hồn của ông vào. Nó chứa đựng niềm đam mê, niềm vui, nhưng rồi cả sự đấu tranh và là bi kịch. Nó hiển nhiên là một trong những bản prélude hay nhất từng được viết nên, và là cái kết xứng đáng cho một kiệt tác 24 bản prélude Op.28.
- Hans von Bülow đã đặt biệt danh cho bản nhạc này là "The storm" (Cơn bão). Có thể là do bản chất điên cuồng hỗn loạn của bản nhạc; đặc biệt, ba nốt cuối bản nhạc khiến người nghe liên tưởng đến tiếng sấm rền. Từ một góc nhìn khác, Alffred Cortot đã dành cho bản nhạc biệt danh "Du sang, de la volupté, de la mort” (Về máu, niềm vui trần tục và cái chết). "Máu" và "Niềm vui trần tục" là những yếu tố hiển nhiên: cấu trúc ostinato, chạy ngón lên và những nốt láy là những bằng chứng củng cố cho những điều này. Còn "Cái chết" có thể là nói về phần cuối của bản nhạc, việc chạy ngón xuống và cái kết là một 'bi kịch': ba nốt cuối ngân lên, trầm buồn...
Nào, mời cả nhà cùng thưởng thức bản nhạc nhé!
http://mp3.zing.vn/bai-hat/No-24-In-D-Minor-Dang-Thai-Son/ZW60ZE98.html
(Nguồn: http://www.ourchopin.com/analysis/prelude1724.html )
Funfact: Trong cuộc thi piano quốc tế Frédérick Chopin lần thứ 10, đây là một trong những bài được nghệ sĩ Đặng Thái Sơn chọn để trình diễn.

Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết

Skin Cadetblue Ribbons © FCAMUSEMENT 2014
Kích hoạt bởi Forumotion - Punbb Version
Thiết kế và lập trình bởi Méo Hắc Hắc - NCat
Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ vấn đề nào liên quan đến bài viết
Không RIP skin hoặc BÁN skin dưới mọi hình thức